Chứng nhận FSC® Là gì?

fsc la gi

Những năm gần đây, diện tích rừng trên toàn thế giới đang bị giảm sút một cách đáng báo động. Ngoài nguyên nhân chặt phá rừng bừa bãi, nạn buôn lậu gỗ, thì việc quản lý, triển khai chính sách khai thác rừng còn khá lỏng lẻo. Chính vì lẽ đó mà các tổ chức Quốc tế phải ra sức áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ rừng tốt hơn. Một trong số đó phải kể đến tiêu chuẩn FSC. Vậy FSC là gì? Lợi ích khi áp dụng chứng nhận FSC này là gì? Hãy cùng ecohub tìm hiểu nhé!

FSC là gì ?

Chứng nhận FSC là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu FSC là gì? FSC là viết tắt của cụm từ “Forest Stewardship Council”, tạm dịch là Hội đồng quản lý rừng. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1993 mang tầm cỡ quốc tế. Mục đích hoạt động của tổ chức này là mang đến những giải pháp nhằm khuyến khích việc quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả trên toàn thế giới. Từ đó sẽ kiểm soát được nguồn tài nguyên rừng vốn ngày càng bị hạn hẹp như hiện nay.

Trụ sở của FSC được đặt tại thành phố Bonn (Đức). Tính đến nay, tổ chức đã có hơn 50 quốc gia và khoảng 900 thành viên tham gia. Trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ, các hội đồng khoa học và chuyên gia đầu ngành. FSC được biết đến là một tổ chức uy tín, có vai trò bảo vệ và phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên rừng quý giá.

Vì sao cần phải có chứng nhận FSC?

Tình trạng sụt giảm nghiêm trọng diện tích rừng đang khiến cả thế giới phải lo ngại. Chính điều này đã thôi thúc hội đồng cho ra các sáng kiến về cấp chứng chỉ quản lý. Thuật ngữ “tiêu chuẩn FSC” đang dần phổ biến hơn trên toàn cầu. Đây được coi là công cụ hỗ trợ quản lý đắc lực và có trách nhiệm nhất với con người và nền kinh tế.

Đó cũng là lý do chứng nhận FSC cần được phổ biến rộng rãi hơn nữa, để hướng tới mục tiêu quản lý rừng phù hợp với môi trường, lợi ích xã hội và hiệu quả kinh tế. Người dùng sẽ nhận biết được toàn bộ quy trình từ nguyên liệu thô, vận chuyển, chế biến, cho đến sản xuất và phân phối sản phẩm.

FSC là gì ?

Chứng nhận FSC có những loại nào?

Sau khi hoàn thành các thủ tục đánh giá và xác nhận tài nguyên rừng của một quốc gia nào đó, FSC sẽ cung cấp chứng nhận chính thức. Chứng nhận FSC này bao gồm 3 loại chính:

FMC (Forest Management Certificate)

Đây là chứng chỉ cấp cho các nhà trồng và khai thác rừng. Các khu rừng này phải đảm bảo được tiêu chuẩn về môi trường, kinh tế và xã hội.

CoC (Chain of Custidy Certificate)

CoC là chứng nhận cho một chuỗi hành trình từ khai thác, chế biến đến sản phẩm tiêu dùng hoàn thiện. Mục đích của chứng chỉ này là xác nhận nguồn gốc rõ ràng sản phẩm được làm từ gỗ rừng, đạt đủ các tiêu chí mà FSC đã đề ra.

FSC-CoC/ CW (FSC – Chain of Custody/ Control Wood)

Chứng chỉ nhằm xác định gỗ có qua kiểm soát FSC, chứng nhận cho hệ thống quản lý của các đơn vị quản lý rừng hay sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm gỗ theo tiêu chuẩn của FSC, ngoại trừ 5 nguồn gỗ không được chấp nhận.

Lợi ích của chứng nhận FSC là gì?

Hiện nay, FSC đang là chứng chỉ giúp tạo ra giải pháp quản lý và bảo tồn rừng bền vững, lâu dài. Chứng chỉ giúp đảm bảo chất lượng của chuỗi cung ứng từ khâu khai thác đến bước tiêu dùng cuối cùng. Dưới đây là những lợi ích quan trọng của chứng nhận FSC:

  • Giúp quản lý rừng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Đáp ứng và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
  • Truy xuất được nguồn gốc rõ ràng của các gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
  • Thể hiện trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội và cuộc sống con người.
  • Giúp nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
  • Ngoài ra, chứng nhận FSC® còn ngăn chặn được tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên rừng. Các sản phẩm được cấp chứng chỉ có giá trị cao hơn về mặt kinh tế từ 20-30%.

chứng nhận fsc

Nguyên tắc trong chứng nhận FSC

Để đánh giá và chứng nhận FSC® cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các luật trong nội bộ tổ chức FSC.

Nguyên tắc 2: Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo quyền và lợi ích của người bản địa sinh sống.

Nguyên tắc 4: Duy trì các mối quan hệ và lợi ích người lao động.

Nguyên tắc 5: Giữ được các lợi ích từ tài nguyên rừng.

Nguyên tắc 6: Cam kết kiểm soát được tác động đến môi trường sống.

Nguyên tắc 7: Phải có kế hoạch giám sát và quản lý cụ thể.

Nguyên tắc 8: Thực hiện giám sát và đánh giá thường xuyên, liên tục.

Nguyên tắc 9: Bảo tồn và gìn giữ những cánh rừng có giá trị cao.

Nguyên tắc 10: Bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng.

Các bước đăng ký dán nhãn theo tiêu chuẩn FSC® là gì?

Bước 1: Đăng ký sử dụng nhãn FSC

Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cơ bản để đăng ký sử dụng nhãn dán FSC theo form tổ chức đứng ra chứng nhận:

  • Thiết kế label lên sản phẩm
  • Tên quốc gia phân phối sản phẩm
  • Thông tin nguyên liệu đầu vào
  • Màu của nhãn dán
  • Kích thước nhãn dán
  • Định dạng font chữ
  • Kích thước của logo
  • Chiều cao logo
  • Không gian trống tối thiểu cần có xung quanh nhãn dán

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn và chờ phê duyệt

Bước 3: Sử dụng nhãn dán theo đúng mục đích và yêu cầu đã đăng ký ban đầu

chứng nhận fsc

Lời kết

Như vậy, ECOHUB đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về chứng nhận FSC cần biết. Mang đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng và đảm bảo theo tiêu chuẩn FSC, ECOHUB không ngừng cải tiến và sản xuất những sản phẩm an toàn, thân thiện nhất, đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho gia đình bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *